Khoa dinh dưỡng - tiết chế

KHOA DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng hợp lý - Sức khỏe như ý

Địa chỉ: Tầng trệt- Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

I. Cơ cấu tổ chức: Tổng số nhân sự là 15

1. Phụ trách khoa: Trần Đỗ Khuyên – Kỹ sư CNTP

2. Nhân viên: 14

- BSCKI: Đỗ Hồng Nhan

- Điều dưỡng: 02

- Kế toán TH: 01

- Nhân viên phục vụ: 10

II. Chức năng nhiệm vụ:

- Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa Dinh dưỡng và quy chế Chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Tổ chức, sắp xếp nơi làm việc của khoa liên hoàn và hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng theo từng bệnh lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng các chế độ ăn uống phù hợp với bệnh lý

- Tham gia hội chẩn, khám chuyên khoa khi các khoa lâm sàng có bệnh cần đánh giá và can thiệp dinh dưỡng.

- Đánh giá và cho chỉ định can thiệp khi thống nhất ý kiến với bác sỹ điều trị tại các khoa.

- Tái khám những trường hợp bệnh nặng diễn tiến phức tạp, đồng thời điều chỉnh chỉ định kịp thời.

- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các buổi họp hội đồng người bệnh hàng tuần, hàng tháng tại các khoa lâm sàng. Nhằm cung cấp thông tin về dinh dưỡng, lưu ý chế độ ăn cho từng nhóm bệnh đặc biệt, đồng thời hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn sao cho tốt nhất. Tiếp tục hướng dẫn chế độ ăn sau khi bệnh nhân khỏi bệnh về nhà.

III. Phạm vi hoạt động của khoa Dinh dưỡng:

1.     Thế mạnh của khoa:

- Nguồn nhân lực tâm huyết với công việc, ý thức trách nhiệm cao, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Phần mềm tổng hợp suất ăn tiện lợi, nhận thông tin từ các khoa phòng nhanh chóng và liên tục trong ngày.

- Hệ thống bếp ăn được thiết kế một chiều đảm bảo vệ sinh và chất lượng thực phẩm đầu vào lẫn đầu ra.

- Có tủ lưu mẫu thực phẩm riêng biệt theo quy định.

- Dụng cụ chế biến hiện đại, công suất lớn. Đảm bảo đáp ứng kịp thời tiến độ cung cấp số lượng lớn suất ăn hàng ngày.

2.     Các chuyên khoa cần đánh giá dinh dưỡng: 20 khoa lâm sàng.

Nội khoa:

- Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.

- Khoa hồi sức tích cực- chống độc.

- Đơn vị can thiệp mạch (DSA).

- Khoa điều trị theo yêu cầu.

- Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học.

- Khoa Nội Tim mạch – Lão học.

- Khoa Nội tiết.

- Khoa Nội Thần kinh – Cơ Xương Khớp.

- Khoa Nội Tổng hợp.

- Khoa Truyền Nhiễm.

- Khoa Nội Thận TN-LM.

- Khoa  Y học cổ truyền.

Ngoại khoa

- Khoa Ngoại Tổng quát.

- Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu.

- Khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình – Bỏng.

- Khoa Ngoại Thần Kinh – Sọ não.

- Khoa Ngoại Thận tiết niệu – Nam khoa. 

Các chuyên khoa khác:

- Khoa Mắt.

- Khoa Tai Mũi Họng.

- Khoa Răng Hàm Mặt.

3. Cung cấp suất ăn theo từng nhóm bệnh đặc biệt:

Quá trình tạo ra thành phẩm đến tận tay người bệnh: 

Bắt đầu từ đầu buổi chiều ngày hôm trước

- Tổng hợp chế độ ăn qua phần mềm báo ăn của Bệnh viện.

- Ghi vào sổ lưu tại khoa và làm tem cho từng bệnh nhân (họ và tên BN, số Phòng, Khoa, chế độ ăn cơm bệnh lý- cơm thông thường- cháo- súp xay).

- Dán tem vào từng dụng cụ, lên bảng số liệu theo dõi hàng ngày.

- Lên thực đơn, tổng hợp số lượng thực phẩm cần mua cho ngày hôm sau bằng bảng tính tại khoa xây dựng theo chế độ ăn.

- Đặt hàng bằng Email. Nhận phản hồi từ Cty cung cấp thực phẩm tươi sống hoặc bổ sung bằng điện thoại tại khoa.

Đến sáng ngày hôm sau

-         Thức ăn đã được chế biến và phân chia thành từng suất ăn theo số liệu đã tổng hợp.

-         Thực hiện lưu mẫu thức ăn trong ngày theo quy định.

-         Nhân viên giao từng phần ăn đến tận tay người bệnh và thu gom dụng cụ sau khi bênh nhân ăn xong.

-         Tiếp tục hoàn thành công việc chế biến và cung cấp thức ăn 3 bữa.

-         Xử lý dụng cụ bẩn trong ngày.

Thời gian làm việc:

- Tại khoa: Bắt đầu từ 2 giờ sáng, nhân viên trực phụ trách chuẩn bị cử ăn sáng, sơ chế, nấu chín thức ăn sáng, chế độ cháo, súp xay, kiểm dụng cụ, chia suất ăn, sắp xếp theo từng khoa theo từng khu vực riêng biệt.

- Giao thức ăn: bắt đầu từ 6 giờ sáng. Thức ăn lần lượt được đưa đến tận tay người bệnh.

- Thu dụng cụ cuối ngày: sau 18 giờ mỗi ngày và xử lý dụng cụ trong đêm.

- Tổng hợp số liệu bổ sung suất ăn qua phần mềm và điều chỉnh chế độ ăn trong đêm chuẩn bị tiếp tục cho ngày hôm sau.

4. Những nhóm đối tượng cần quan tâm đặt biệt về dinh dưỡng:

- Bệnh nặng, hôn mê không tự ăn bằng đường miệng phải đặt sonde dạ dày. Là chỉ định bắt buộc bơm súp- sữa qua sonde.

- Bệnh mãn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận… chưa được kiểm soát. Cần chỉ định thực hiện chế độ ăn theo từng nhóm bệnh.

B. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

I. Kết quả:

- Ngày 21/9/2014, Khoa Dinh dưỡng gồm có 07 nhân sự trong đó có một bác sĩ, một KS.CNTP, 02 điều dưỡng, 02 hộ lý và 1 nhân viên phục vụ; đáp ứng được khoảng 100 đến 150 suất ăn mỗi ngày.

- Sau 05 năm kể từ khi chia tách cùng với sự phát triển của Bệnh viện, Khoa Dinh dưỡng đã đạt được những thành tựu nhất định:

+ Tổng nhân sự: Hiện tại là 15 tăng lên gấp đôi.

+ Cơ sở vật chất: Bệnh viện đã cung cấp các dụng cụ, trang thiết bị hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của Bệnh viện cũng như của Khoa.

+ Về suất ăn: Chế biến và phục vụ gần 1000 suất ăn cho người bệnh mỗi ngày tăng lên gần 10 lần.

+ Bệnh nhân được đánh giá và can thiệp dinh dưỡng kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, tạo được sự an tâm cho người bệnh khi nằm viện.

+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tham gia các lớp học về dinh dưỡng lâm sàng bổ sung kiến thức nhằm cải thiện chất lượng trong công tác điều trị cho bệnh nhân.

+ Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và phù hợp với bệnh nhân theo từng mùa.

+ Đảm bảo cung cấp thức ăn đúng, đủ và kịp thời cho từng nhóm bệnh lý.

 C. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch làm súp, sữa đóng chai-nhỏ giọt qua ống thông.

- Tiếp tục đẩy mạnh suất ăn đạt mức trên 70% trên tổng số giường bệnh  theo qui định của Bộ Y tế, nhằm góp phần nâng cao chất lượng điều trị.

- Tiếp tục duy trì hoạt động tuyên truyền, giáo dục về kiến thức dinh dưỡng. Tư vấn hỗ trợ đồng thời hướng dẫn thực hành chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều tri nội trú và ngoại trú.

- Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về Dinh dưỡng lâm sàng nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn.

- Triển khai công tác nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng tại bệnh viện.

- Tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ăn theo bệnh lý tại các khoa lâm sàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trong bệnh viện.

-  Phát huy chức năng của mạng lưới dinh dưỡng.

- Đề xuất xin thêm nhân lực chuyên môn làm công tác Dinh dưỡng, tiết chế.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI KHOA

tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc