TIN TỨC BỆNH VIỆN

HIỂU VỀ CÁC CƠN ĐAU NGỰC
[ Cập nhật vào ngày (29/03/2021) ]
Đau ngực do tim thường gây bóp nghẹt hoặc tức ngực - Ảnh minh họa
Đau ngực do tim thường gây bóp nghẹt hoặc tức ngực - Ảnh minh họa

Đau ngực là một trong những lý do phổ biến mà hầu hết người bệnh cần giúp đỡ khẩn cấp y tế. Đau ngực không phải luôn luôn là tín hiệu một cơn đau tim. Những thông tin sau sẽ giúp mọi người có thể phân biệt những cơn đau ngực khác nhau để chăm sóc tốt hơn cho bản thân.


NGUYÊN NHÂN ĐAU NGỰC

* Nguyên nhân đau ngực do tim

Đau tim: Một cơn đau tim là kết quả một cục máu đông ngăn chặn tắc lưu lượng máu đến cơ tim.

Đau thắt ngực: Thành mạch cứng, dày, mảng cholesterol dần dần có thể tích tụ lên thành trong của các động mạch vành – động mạch mang máu đến tim. Những mảng bám tạm thời làm thu hẹp các động mạch vành và hạn chế nguồn cung cấp máu cho cơ tim, đặc biệt trong khi gắng sức.

Hạn chế lưu lượng máu tới tim có thể thường gây ra đau thắt ngực ổn định hoặc đau thắt ngực không ổn định.

Bóc tách động mạch chủ

Tình trạng này đe dọa tính mạng liên quan đến động mạch chủ. Nếu các lớp trong của mạch máu tách riêng biệt, khiến máu chảy giữa chúng, kết quả là rách bất ngờ.

Bóc tách động mạch chủ có thể do một cú đánh mạnh vào ngực hoặc phát triển như là một biến chứng của tăng huyết áp không kiểm soát được.

Co thắt mạch vành

Trong co thắt mạch vành, đôi khi được gọi là đau thắt ngực Prinzmetal, các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị co thắt, tạm thời ngừng lưu lượng máu qua nơi co thắt.

Nó xảy ra khi nghỉ ngơi và có thể cùng tồn tại ở người có bệnh động mạch vành - tích tụ mảng bám trong thành động mạch vành.

Màng ngoài tim

Viêm nhiễm của màng xung quanh tim, thường liên quan đến nhiễm virus.

Các vấn đề liên quan đến tim: chẳng hạn như viêm cơ tim, một tình trạng viêm của tim thường là do bị nhiễm virus, có thể gây ra đau ngực. Một số loại rối loạn cơ tim như bệnh cơ tim phì đại, cũng có thể gây đau ngực.

* Nguyên nhân đau ngực do tiêu hóa

Ợ nóng: Acid dạ dày trào ngược vào ống thực quản có thể gây ra chứng ợ nóng, và cảm giác đau rát sau xương ức.

Co thắt thực quản: Rối loạn của thực quản, các ống chạy từ cổ họng đến dạ dày, có thể làm cho nuốt khó khăn và thậm chí đau đớn. Thực quản co thắt, một vấn đề có ảnh hưởng đến một nhóm nhỏ những người có đau ngực.

Thoát vị hoành: Trong vấn đề này, một phần của dạ dày trượt lên phía trên cơ hoành vào ngực. Điều này có thể gây ra áp lực trong ngực hoặc đau, đặc biệt là sau khi ăn, cũng như chứng ợ nóng.

Co thắt tâm vị: Trong rối loạn nuốt, van trong thực quản dưới không mở đúng để cho phép đưa thực phẩm vào dạ dày. Thay vào đó, thực phẩm tràn vào thực quản, gây đau đớn.

Vấn đề túi mật hoặc tụy: Sỏi mật hay viêm túi mật hoặc tuyến tụy cấp tính có thể gây ra đau bụng lan đến ngực.

* Nguyên nhân cơ xương

Viên sụn sườn: Trong vấn đề này, còn được gọi là hội chứng Tietze - các sụn của khung sườn, đặc biệt là sụn sườn gắn vào xương ức bị viêm. Kết quả là đau ngực, thường trở nên tồi tệ hơn khi ấn vào xương ức hoặc trên các xương sườn gần xương ức.

Đau cơ: Hội chứng đau mãn tính, như bệnh đau xơ cơ, có thể đau dai dẳng liên quan đến cơ ngực.

Bị thương dây thần kinh hay bị chèn ép xương sườn Một vết thâm tím hoặc bị gãy xương sườn, cũng như chèn ép thần kinh có thể gây ra đau ngực.

TRIỆU CHỨNG ĐAU NGỰC

* Đau ngực có liên quan đến vấn đề tim mạch

Đau ngực liên quan đến một cơn đau tim hay vấn đề khác có liên quan đến tim khi có một hoặc nhiều điều sau đây:

- Áp lực, bóp nghẹt hoặc tức ngực

- Đau lan đến cổ, quai hàm, vai và cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái

- Đau kéo dài hơn một vài phút, biến mất và trở lại hoặc thay đổi cường độ

- Khó thở, ra mồ hôi, chóng mặt hoặc buồn nôn

* Đau ngực có liên quan đến vấn đề ngoài tim

- Cảm giác nóng rát sau xương ức

- Ợ chua hoặc cảm giác thực phẩm ở miệng

- Khó nuốt

- Đau giảm hoặc tồi tệ hơn khi thay đổi vị trí cơ thể

- Đau tăng cường độ khi hít thở sâu hoặc ho

- Đau khi ấn vào ngực

* Đau ngực do hô hấp

- Thuyên tắc phổi: Điều này gây ra đau ngực, xảy ra khi cục máu đông trong động mạch phổi, ngăn chặn lưu lượng máu đến mô phổi. Tình trạng này đe dọa đến tính mạng xảy ra mà không có trước yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như phẫu thuật gần đây hoặc cố định.

- Phổi: Đau nhói ngực tại một điểm và tăng hơn khi hít hay ho xảy ra khi phổi, màng phổi bị viêm. Hiếm hơn là do tự miễn dịch, chẳng hạn như Lupus. Là một trong những bệnh tự miễn dịch mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lẫn mô khỏe mạnh.

- Các vấn đề khác về phổi: Tăng áp động mạch mang máu tới phổi và bệnh hen suyễn cũng có thể tạo ra đau ngực.

* Các nguyên nhân khác

- Hồi hộp - hoảng sợ: Nếu trong trạng thái của sự sợ hãi mãnh liệt, có thể kèm theo đau ngực, nhịp tim nhanh, thở nhanh, ra mồ hôi và khó thở.

- Bệnh giời leo: Bệnh lây nhiễm các dây thần kinh gây ra bởi virus có thể gây đau và mụn nước phía sau lưng, xung quanh thành ngực.

- Ung thư: Ung thư có thể liên quan đến đau ngực hoặc ung thư đã lan rộng từ một phần khác của cơ thể đến có thể gây ra đau ngực.

CÁC CẬN LÂM SÀNG HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN

  • Đo huyết áp, nhịp tim và kiểm tra nhiệt độ.
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X quang ngực
  • Nghiệm pháp gắng sức
  • Siêu âm tim
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CƠN ĐAU NGỰC NGUY HIỂM?

Đau ngực là triệu chứng có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau ngực. Từ đó bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị đau ngực và có một trong các tình huống sau thì nên đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và loại trừ trường hợp có thể nguy hiểm tính mạng:

1. Trên 40 tuổi và có một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành (gia đình có người bệnh mạch vành, bản thân có hút thuốc lá, béo phì, ít vận động, tăng mỡ máu, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp…);

2. Trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (dưới 55 tuổi);

3. Cảm giác đau ngực dữ dội, đau như bóp nghẹt tim, đè ép ngực; đau ngực lan ra vai, tay hay hàm; kèm theo đau ngực là các triệu chứng mệt, yếu, nôn ói, thở ngắn, vã mồ hôi, chóng mặt; đau ngực với cảm giác hoang mang, lo lắng, mất tự chủ; đau ngực liên tục kéo dài trên 15 phút; cảm giác đau ngực không giống những lần trước; đau ngực tăng lên nhiều so với các lần đau ngực trước đây.

Ngược lại, đau ngực với tính chất sau thường ít liên quan đến bệnh lý tim mạch: đau ngực thay đổi theo tư thế; đau ngực thoáng qua; cảm giác đau ngực giống những lần trước đã được biết không phải do nguyên nhân tim mạch. Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra khi có tình trạng đau ngực khác lạ.




(BS. Huỳnh Út Hậu – Khoa Khám bệnh)

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức