TIN TỨC BỆNH VIỆN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ PHUN HÍT TRONG ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN VÀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
[ Cập nhật vào ngày (27/07/2020) ]

Trong quản lý và điều trị bệnh hen, COPD, dụng cụ hít đóng vai trò rất quan trọng trong tối ưu việc đưa thuốc đến phổi và đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Tại phòng khám Quản lý bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, tỉ lệ bệnh nhân thực hành sử dụng thuốc dạng hít đúng chỉ đạt 58,5%. Việc sử dụng sai dụng cụ hít sẽ dẫn đến việc kiểm soát kém tình trạng của bệnh nhân, kết cục điều trị.


1. BÌNH HÍT ĐỊNH LIỀU (MDIS)

Bình hít định liều (MDIs) là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc. MDI có hộp kim loại có áp lực chứa thuốc dạng bột hoặc dung dịch, chất surfactant, propellant, van định liều. Hộp kim loại này được bọc bên ngoài bằng ống nhựa, có ống ngậm.

  • Ưu điểm của MDIs: dễ mang theo, khả năng phân bố đa liều, ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nhược điểm: cần sự khởi động chính xác và phối hợp tốt giữa động tác thuốc với hít vào. Kiểm tra thuốc trong bình còn hay hết bằng cách: cho hộp thuốc vào trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong bình hoàn toàn hết thuốc.

 

Kỹ thuật sử dụng MDI

Hướng dẫn sử dụng bình hít định liều (MDIs)

2. BUỒNG ĐỆM

  • Ưu điểm:

+ Giúp cải thiện phân bố thuốc, giảm lượng thuốc dính ở họng và mất vào không khí.

+ Hỗ trợ khi bệnh nhân phối hợp kém hoặc khó sử dụng bình hít đơn thuần.

  • Nhược điểm: dụng cụ cồng kềnh, diện tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn, do lực tĩnh điện có thể giảm phân bố thuốc vào phổi.

Buồng đệm có van: cho phép thuốc ở trong buồng đệm tới khi bệnh nhân hít thuốc vào qua van một chiều, ngăn bệnh nhân thở ra vào buồng đệm, cải thiện việc hít thuốc và thời gian khởi động.

Kỹ thuật: gần tương tự như trên, chỉ khác là thay vào việc ngậm trực tiếp vào đầu buồng đệm, bệnh nhi hít thuốc qua mặt nạ nối với buồng đệm.

Buồng đệm có van (trái) và buồng đệm với mặt nạ (phải)

Hướng dẫn sử dụng buồng đệm với bình hít định liều

3. BÌNH HÍT BỘT KHÔ ACCUHALER

Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này yêu cầu dòng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc sức kháng với lưu lượng thở.

Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, không cần buồng đệm, không cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, không chứa chất đẩy. Nhược điểm là đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc. Chú ý khi sử dụng: giữ bình khô, không thả vào nước, lau ống ngậm và làm khô ngay sau hít, không nuốt viên nang dùng để hít.

Hướng dẫn sử dụng Accuhaler.

4. BÌNH HÍT BỘT KHÔ TURBUHALER

Ống hít có bộ đếm liều hiển thị chính xác lượng thuốc còn lại. Nếu không có bộ đếm liều, kiểm tra chỉ thị đỏ ở cửa sổ bên của thiết bị, khi thấy vạch đỏ là còn khoảng 20 liều.

Hướng dẫn sử dụng Turbuhaler

5. RESPIMAT

Respimat là một dụng cụ phân phối thuốc mới với thiết kê đặc biệt giúp tạo ra các hạt mịn dưới dạng phun sương.

Hướng dẫn sử dụng Respimat

6. BREEZHALER

Bộ Breezhaler gồm: Một ống hít Breezhaler; Vỉ thuốc chứa viên nang được sử dụng trong ống hít. Không sử dụng viên nang của dụng cụ Breezhaler với bất cứ ống hít nào khác, không sử dụng ống hít Breezhaler với bất cứ thuốc nang nào loại khác. Không nuốt viên nang. Bột chứa trong nang được sử dụng để hít.

Hướng dẫn sử dụng Breehaler

Để thực hành đúng kỹ thuật sử dụng các dụng cụ hít, bệnh nhân cần thực hành thường xuyên và được kiểm tra ở mỗi lần tái khám.

Khi gặp vấn đề khó khăn về cách sử dụng các dụng cụ này, quý bệnh nhân xin vui lòng liên hệ khoa Nội Tổng hợp hoặc Phòng khám quản lý Hen và Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Phòng khám số 14 – Tầng 1) để được tư vấn và hướng dẫn chính xác.




Khoa Nội tổng hợp

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức