TIN TỨC BỆNH VIỆN

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẠT GIẢI BA CUỘC THI "NÉT ĐẸP CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH Y"
[ Cập nhật vào ngày (24/07/2020) ]

Cuộc thi diễn ra trong không khí cả nước kỉ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 thành công và 91 năm Ngày Công đoàn Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐVN, Công đoàn Y tế tổ chức cuộc thi "Nét đẹp công đoàn của người lao động y tế" lần thứ 2 với chủ đề “Các chiến sĩ áo trắng trên mặt trận phòng chống dịch COVID-19”.


Trải qua các vòng thi, tác phẩm "Máy rửa tay handmade" của Công đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ đã xuất sắc lọt vào tốp 40 tác phẩm bước vào vòng Chung kết.

Tác phẩm được công bố đạt Giải Ba tại lễ trao giải cuộc thi ảnh "Nét đẹp Công đoàn và người lao động ngành Y tế" được tổ chức sáng 24/7/2020 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hà Nội).

ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM (MÃ SỐ 0170)

Không khoác lên mình chiếc blouse trắng, anh vẫn được mọi người gọi theo cách thân thương là “chiến sĩ”. Anh là kỹ sư Cao Văn Bình, nhân viên phòng Vật tư - Thiết bị y tế, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

Sự ra đời của chiếc máy này trở nên đặc biệt hơn khi anh Cao Văn Bình tham gia công việc thiết kế ngay những đêm trực, trong những ngày cuộc chiến Covid-19 đang căng thẳng.

Vào thời điểm này, của miền Nam đang mùa nắng nóng. Những cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện tham gia ở các chốt kiểm dịch rất vất vả.

Nhìn thấy hình ảnh ấy, anh Cao Văn Bình đã trăn trở, suy nghĩ, mày mò để chế tạo và lắp ráp dụng cụ sát khuẩn giúp nhân viên chỉ cần đứng cách xa 2m cũng có thể hướng người bệnh thực hiện phòng dịch.

Tác phẩm dự thi mang mã số 0170.

Trong 3 ngày, anh đã chế tạo ra máy rửa tay tự động. Là kỹ sư, anh nhận thấy nhiều máy rửa tay tự động trên thị trường có nhược điểm là quá nhiều nút, nước phun ra hạn chế không đủ lượng sát khuẩn và bộ cảm biến không nhạy bén. Anh đã cải tiến nhiều lần để làm ra máy rửa tay khắc phục được các điểm hạn chế trên. Trong đó, béc phun được cải tạo lại cho phù hợp với lưu lượng dung dịch phun ra. Tách 2 mắt thu và nhận của cảm biến để ở 2 vị trí khác nhau để tránh nhiễu sóng hồng ngoại. Chọn máy bơm tự rút, có áp lực. Nguyên lý hoạt động của máy giống vòi rửa tay tự động ở các khách sạn, nhà hàng. Khi đưa tay vào vòi, “mắt” cảm biến nhận, truyền tín hiệu, đóng rơ-le chạy máy bơm, đồng thời mở cho dung dịch sát khuẩn chảy ra.

Ban Giám đốc đã ủng hộ và vận động tiền cho anh làm thử 1 máy. Sáng chế dựa trên cơ sở tận dụng những thiết bị sẵn có, ít tốn chi phí (khoảng 500.000 đồng/máy). Hiện, kỹ sư Cao Văn Bình đã làm được 4 máy đặt ở các vị trí: Cổng A – nơi đón tiếp bệnh nhân đến khám bệnh, Cổng B - Gần thang máy ra vào của thân nhân nuôi bệnh, Cổng Cấp cứu và khoa Truyền nhiễm.

“Cũng giống như những nơi khác đang căng mình chống dịch chúng tôi vững vàng một niềm tin rằng khi sát cánh bên nhau, cùng đồng lòng, dù là việc lớn hay nhỏ thì chắc chắn sẽ giành được chiến thắng” Anh Cao Văn Bình tâm sự.




Tin, ảnh: Kim Điều

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức