TIN TỨC Y TẾ

BẢN TIN AN TOÀN Y TẾ SỐ 1-2023 SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN
[ Cập nhật vào ngày (19/06/2023) ]

Thuốc là một chất hoặc hỗn hợp các chất được dùng nhằm mục đích điều trị, dự phòng, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh và khôi phục các chức năng sinh lý của cơ thể. Trong cuộc sống hiện đại, thuốc đã không còn trở nên xa lạ với mỗi người. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc làm sao cho an toàn, hợp lý thì đây là điều mà nhiều người vẫn chưa nắm rõ.


Chiến dịch toàn cầu Ngày An Toàn Người bệnh Thế Giới năm nay tái khẳng định các mục tiêu của WHO: “Sử dụng thuốc an toàn, không gây hại” đã được WHO phát động từ năm 2017. Chiến dịch kêu gọi các bên liên quan ưu tiên hành động sớm để ngăn ngừa các tổn hại có thể ảnh hưởng cho người bệnh do các hành vi không an toàn liên quan đến thuốc. Những hành vi này bao gồm các tình huống nguy cơ trong chăm sóc, điều trị như dùng quá nhiều loại thuốc, dùng các loại thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (LASA).

Thế nào là sử dụng thuốc an toàn, hợp lý?

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là yêu cầu người bệnh nhận được thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng, phù hợp với yêu cầu của cá nhân tại một khoảng thời gian nhất định, ở mức độ chi phí thấp nhất đối với bản thân người bệnh và cộng đồng.

Để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cần đạt được 4 tiêu chuẩn sau. Thứ nhất, thuốc cho hiệu quả điều trị tốt, khả năng khỏi bệnh cao. Thứ hai, thuốc có tính an toàn cao, ít có khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn (tác dụng phụ). Thứ ba, thuốc tiện dụng, dễ sử dụng, liều lượng phù hợp. Thứ 4, việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả về kinh tế, tức người bệnh được sử dụng thuốc với giá thành hợp lý nhất. Thông thường, giá thuốc có thể được tính theo nguồn gốc sản xuất (thuốc sản xuất trong nước hoặc ngoại nhập).

Trước hết, người sử dụng thuốc cần có một số kiến thức nhất định về loại thuốc mà mình đang sử dụng. Hiểu rõ về thuốc sẽ giúp bạn sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả. Đối với mỗi loại thuốc mà bản thân đang dùng, cho dù là thuốc không cần kê đơn hay thuốc kê đơn của bác sĩ, cần nắm rõ những thông tin về tên thuốc (cả tên thương mại và thuốc gốc); kích thước, màu sắc của viên thuốc; liều lượng sử dụng; tác dụng phụ thường gặp,…

Để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý chúng ta nên làm gì?

Để sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, chúng ta nên chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết; đọc kỹ đơn thuốc và hiểu hướng dẫn trước khi sử dụng; biết nơi sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có); dùng đúng liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ định của bác sĩ; đảm bảo bác sĩ điều trị biết được tất cả loại thuốc mà bạn hiện đang sử dụng; thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn hiện đang sử dụng thuốc không kê đơn, vitamin, chất bổ sung và thảo được; thông báo cho bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc bị dị ứng,...

Bên cạnh đó, chúng ta không nên tự ý mua và dùng thuốc qua thông tin quảng cáo; không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ; không nên tự ý sử dụng thuốc khi không am hiểu về thuốc; không dùng thuốc theo cảm tính, thói quen hoặc nghe theo sự mách bảo của những người không có kiến thức về y học; không nghiền nát thuốc trừ khi được bác sĩ chỉ định; không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng,…

Đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ sơ sinh, người có bệnh mạn tính, người cao tuổi không nên tự ý dùng thuốc để điều trị hay dùng thuốc để dự phòng bệnh theo phán đoán chủ quan, nhất là khi dùng thuốc có tác dụng mạnh, thuốc có độc tính.

Tất cả các loại thuốc trong gia đình đều phải được để vào trong tủ thuốc riêng, giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà. Không bảo quản thuốc ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc quá lạnh. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng, cần xử lý và loại bỏ thuốc đúng cách.

Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng nên quan tâm, chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý; cân bằng tỷ lệ về chất đường, đạm, mỡ, vitamin, chất khoáng, rau xanh... phù hợp với từng loại bệnh; không nên hút thuốc lá, uống rượu bia.

Việc sử dụng thuốc không hợp lý, không cần thiết, không đúng liều lượng có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng, chi phí chăm sóc, cũng như chất lượng của trị liệu dùng thuốc và chăm sóc y tế. Chính vì thế, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội.

Sử dụng thuốc đúng cách có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Dù là thuốc dùng để điều trị hay hỗ trợ nâng cao thể trạng đều có những nguyên tắc sử dụng. Nếu không nắm rõ được nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc, người bệnh có thể dùng sai làm giảm hiệu quả điều trị thậm chí gây nguy hiểm. Dưới đây là 10 nguyên tắc quan trọng mà trước khi sử dụng thuốc bạn cần phải biết. 

1. Đúng thuốc.

Kiểm tra và xác nhận đúng tên thuốc, dạng thuốc (siro, viên nén, viên đặt, viên nhộng,…). Lưu ý những thuốc có tên gọi giống nhau hoặc âm giống nhau (look alike, sound alike). Hiểu sai tên thuốc là một trong những lỗi thường xảy ra. Những thuốc tên gần giống nhau có thể phát âm giống nhau và có thể dẫn đến những sai sót khi cho y lệnh miệng. Kiểm tra trong danh sách các thuốc có tên gần giống nhau và âm gọi giống nhau.

 

Khi lấy thuốc cần kiểm tra: tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, hạn sử dụng, sự nguyên vẹn, chất lượng cảm quan của thuốc.

 

Không được dùng thuốc không có nhãn. Không nên dùng thuốc đã được chuẩn bị cho nhười bệnh khác. Không nên quản lý thuốc vào lọ mà không dán nhãn hoặc dán nhãn thuốc khác. Trường hợp người bệnh gặp khó khăn về nuốt như bệnh nhân bị liệt, trẻ em cần thông báo cho bác sĩ biết để thay đổi dạng thuốc phù hợp như: siro, thuốc dạng lỏng,…hoặc bơm ăn qua sonde nhưng thuốc dạng viên nhộng cũng cần thông báo cho bác sĩ. 

 

2. Đúng người bệnh

Thông tin của người bệnh bao gồm tên, tuổi, ngày sinh, cân nặng, dị ứng, chẩn đoán, kết quả xét nghiệm hiện tại và dấu hiệu sinh tồn. Hỏi họ tên của người bệnh, ngày tháng năm sinh, kiểm tra mã ID của người bệnh trên vòng tay nhận dạng trước khi tiến hành bất kỳ điều gì với người bệnh. Cho dù nếu bạn biết tên của người bệnh đó, bạn vẫn cần phải hỏi chỉ để xác minh lại thông tin của người bệnh. Kiểm tra ghi chép về tình trạng dị ứng của người bệnhđược ghi chép trong hồ sơ. 

3. Đúng liều.

Kiểm tra phiếu sao thuốc và y lệnh của bác sĩ trong bệnh án trước khi thực hiện thuốc. Hãy lưu ý liều dùng khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Nếu chưa chắc chắn về bất kỳ thông tin nào (thuốc, hàm lượng, liều dùng,..) cần kiểm tra lại ở tờ Hướng dẫn sử dụng hoặc Dược thư quốc gia Việt Nam.

 

Sự tính toán liều cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm cao độ, không làm việc gì khác; nên đối chiếu kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng cách so với các điều dưỡng khác.

 

4. Đúng đường dùng

Kiểm tra chỉ định về đường dùng thuốc: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm trong da, đặt, xông,…bằng từ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

5. Đúng thời gian và tốc độ 

Thực hiện thuốc cho người bệnh đúng thời gian và lưu ý số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, thời gian đào thải của thuốc. Đảm bảo đúng tốc độ khi tiêm, truyền cho người bệnh. 

  

Kiểm tra lại về trình tự của các thuốc sẽ dùng cho người bệnh trước khi tiến hành, điều này rất quan trọng nhất là những toa thuốc hóa trị. 

 

6. Ghi chép đúng

Không được ghi chép vào hồ sơ trước khi dùng thuốc cho người bệnh. Nội dung ghi chép: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, ngày – giờ, chữ ký của điều dưỡng thực hiện, chữ ký của điều dưỡng kiểm thuốc (nếu cần thiết), vị trí tiêm (nếu cần theo dõi tác dụng phụ tại chỗ của thuốc hoặc theo dõi vị trí tiêm). 

 

Phải chắc chắn ghi chép vào hồ sơ đúng thời gian dùng thuốc cho người bệnh và bất kỳ diễn biến gì xảy ra cho người bệnh trong quá trình dùng thuốc cũng phải được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án. 

7. Đúng tiền sử bệnh và đánh giá

Điều dưỡng cần biết chắc chắn về tiền sử dị ứng thuốc, tương tác thuốc của người bệnh khi cho người bệnh dùng thuốc. Nên trực tiếp chứng kiến người bệnh dùng thuốc và theo dõi phát hiện kịp thời các bất thường của người bệnhtrong khi dùng thuốc.

 

8. Thăm dò ý kiến và thực hiện đúng sự từ chối dùng thuốc của người bệnh.

Cần thông báo cho các bên chịu trách nhiệm về mặt pháp lý (người bệnh, thân nhân của người bệnh, người giám hộ, …..) có quyền từ chối bất cứ loại thuốc nào sau khi NVYT đã giải thích hết sức cặn kẽ cho người bệnh về tác động của thuốc lên cơ thể họ. Thông báo cho người bệnh, thân nhân của người bệnh, người giám hộ, …. về hậu quả của việc từ chối uống thuốc. Xác minh rằng người bệnh, thân nhân của người bệnh, người giám hộ, …. hiểu tất cả những hậu quả nếu không dùng thuốc. 

 

Có ghi chép cụ thể về bác sĩ đã ra y lệnh thuốc và sự từ chối dùng thuốc. Đồng thời cũng phải có giấy xác minh sự  từ chối dùng thuốc và các bên chịu trách nhiệm ký xác nhận. 

 

9. Đúng tương tác thuốc- thuốc và lượng giá.

Phải có một bản sao về tiền sử sử dụng thuốc của người bệnh. Xem xét sự tương tác của thuốc sẽ dùng với các thuốc người bệnh đã và đang dùng hoặc các chế độ ăn uống của người mà có thể mang lại một sự tương tác xấu với thuốc được đưa ra. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi dùng cho người bệnh. Đánh giá hiệu quả của thuốc trên cơ thể người bệnh bằng cách hỏi, khám, theo dõi các kết quả xét nghiệm, so sánh tình trạng lâm sàng của người bệnh trước – sau khi dùng thuốc, xác định thuốc an toàn và phù hợp với người bệnh. Nếu thuốc không an toàn và phù hợp với người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ đã ra y lệnh và ghi chép điều này vào hồ sơ bệnh án, ghi chép về phản ứng của người bệnh với thuốc, đồng thời cũng ghi chép về việc ngừng sử dụng thuốc đã ra y lệnh để quản lý và trả lại thuốc.

 

Ví dụ: Kiểm tra lại huyết áp sau khi người bệnh dùng thuốc 30 phút để đánh giá tác dụng của thuốc, đếm lại mạch cho người bệnh sau khi dùng các thuốc tác dụng về mạch, hỏi người bệnh đỡ đau như thế nào sau khi dùng thuốc giảm đau,….

 

10. Cung cấp đúng thông tin và giáo dục đúng kiến thức cho người bệnh 

Cung cấp cho người bệnh biết những lọai thuốc đang dùng, lợi ích và các tác dụng không mong muốn. Yêu cầu người bệnh thông báo cho NVYT biết bất kỳ dấu hiệu dị ứng với thuốc. 

 




Phòng KHTH

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com