TIN TỨC Y TẾ

HIỆU QUẢ SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC
[ Cập nhật vào ngày (27/07/2020) ]

Em Huỳnh Quốc Kh. và Phạm Văn H. là hai trường hợp mắc bệnh lõm ngực bẩm sinh từ nhỏ, nhưng gia đình không phát hiện sớm. Tuy nhiên, sau 2 năm phẫu thuật điều trị lõm ngực khi đang ở độ tuổi 14 -15, các em đã hòa nhập lại tốt hơn với cuộc sống.


Lần này gặp lại em Huỳnh Quốc Kh (16 tuổi, quê ở TX. Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long), em vẫn còn khá rụt rè. Tuy nhiên, chúng tôi thấy em đã hòa nhập hơn, tinh thần tươi tắn hơn lần phẫu thuật điều trị lõm ngực vào 2 năm trước.

Em trở mình chào chúng tôi khi vừa rời phòng hậu phẫu. Có chút đau ở hai bên sườn vì vết mổ đang hồi phục, em khẽ giao tiếp: “Em đỡ đau rồi, so với lúc đặt thanh nâng lõm ngực thì không có gì to tát, em còn chịu được”

Điều trị cùng thời điểm với Kh là em Phạm Văn H (17 tuổi, Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ). H nhập viện để phẫu thuật lấy ra thanh nâng được đặt vào lồng ngực cách đây tròn 2 năm. Em bẽn lẽn vén áo, bờ ngực đầy đặn, không còn vết tích của dấu lõm sâu.

Đến hôm nay, H đã có nhiều chuyển biến tốt. Dù chưa thể tự chuyển tư thế từ nằm sang ngồi, nhưng những cơn tức ngực đã giảm hẳn. “Mỗi bữa nó ăn được kha khá cháo rồi đấy”, chị Nguyễn Thị Kim Mai, mẹ bé H khấp khởi cho hay.

Kể từ khi phẫu thuật nâng lõm ngực thành công, H được bác sĩ căn dặn không vận động mạnh, không chơi thể thao. Sau đó, có thể tập luyện để nâng thể lực, 2 năm sau thì được tháo thanh nâng. Cũng là kể từ đó, em H được mẹ chăm sóc bằng chế độ đặc biệt.

Em H kể cho chúng tôi rằng em ước mình được tự do hơn, được tham gia các hoạt động thể thao, được làm những thứ trước giờ em chưa từng dám mơ ước. Và một điều em mong muốn thiết tha: Mẹ sẽ đỡ vất vả hơn vì em!

Theo BSCKII. Phạm Văn Phương, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực: Lõm lồng ngực là bệnh lý bẩm sinh, gây biến dạng lồng ngực có thể phát hiện lúc trẻ mới sinh hoặc lúc tuổi dậy thì. Bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ cũng như tâm lý của trẻ sau này. Các biến chứng có thể gặp phải là phần sụn lõm gây khó thở do chèn ép tim hoặc chèn ép phổi.

Đối tượng bị lõm ngực có thể do bẩm sinh hoặc khởi phát vào tuổi dậy thì nhưng đa số trường hợp lõm ngực bẩm sinh. Dị tật lõm ngực không tự khỏi, mức độ lõm ngực có thể diễn tiến tùy thể trạng và tăng nhanh ở giai đoạn dậy thì.

Với phương pháp chụp cắt lớp lồng ngực là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị, được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của bệnh. Ngoài ra phương pháp này còn giúp phẫu thuật viên đánh giá được hình thái lõm, mức độ cân xứng của lồng ngực, hình ảnh tim phổi, các thương tổn đi kèm, từ đó giúp phẫu thuật viên đưa ra các quyết định phẫu thuật hợp lý.

Bác sĩ rút thanh nâng lõm ngực cho bệnh nhân H.

Khi thấy trẻ có những bất thường vùng lồng ngực, cùng biểu hiện khó thở, mệt mỏi trong các hoạt động gắng sức, cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được khám, phát hiện và xử lý kịp thời.

Trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị lõm ngực như trên, phụ huynh có thể đưa trẻ đến khám và điều trị lõm ngực: Phòng khám số 19 – Ngoại Lồng ngực (Tầng 1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ).




Kim Điều

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com