TIN TỨC Y TẾ

SỐC PHẢN VỆ
[ Cập nhật vào ngày (15/07/2020) ]

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ (phản vệ là một phản ứng dị ứng sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên) do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vài phút.


  • Nguyên nhân gây sốc phản vệ:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng.

- Thuốc

Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da, uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, kháng, viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

- Thức ăn

Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…

- Nọc côn trùng

Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.

Các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây..vv.

  • Triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

+ Da ngứa, phù, mề đay

+ Khó thở, tức ngực, thở rít

+ Đau bụng hoặc nôn

+ Tụt huyết áp hoặc ngất

+ Rối loạn ý thức

+ Mạch yếu và nhanh

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 - 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.

  • Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như:

+ Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng

+ Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Ví dụ, phát ban, sưng và ói mửa…

+ Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 - 72 giờ.

+ Chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.

Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp con người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơn.

  • Quá trình diễn biến sốc phản vệ

Sốc phản vệ được chia ra 4 mức độ là nhẹ (độ I), nặng (độ II), nguy kịch (độ III), ngừng tuần hoàn (độ IV)

Diễn biến nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da; tổ chức dưới da và niêm mạc như: mày đay, ngứa, phù mạch

Diễn biến nặng (độ II) có từ hai biểu hiện ở nhiều cơ quan:

+ Mề đay phù mạch xuất hiện nhanh

+ Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi

+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

+ Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp

Diễn biến nguy kịch (độ III) biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

+ Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản

+ Thở: thở nhanh, khò khè, rối loạn nhịp thở

+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn

+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp

Diễn biến ngừng tuần hoàn (độ IV):

Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn

Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như: viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp sốc phản vệ đã được xử lý nhưng 1-2 tuần sau đó xuất hiện hen phế quản, mề đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới tử vong

Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp mọi người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơn

  • Làm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ?

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:

+ Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy thông báo với bác sĩ khi được kê đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc.

+ Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi... hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.

+ Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút để theo dõi.

+ Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới ăn lại đối với những người có cơ địa dị ứng.

  • Làm gì khi bị sốc phản vệ?

+ Đặt người bệnh nằm ở tư thế đầu thấp nghiêng trái nếu có nôn.

+ Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh.

+ Nói chuyện liên tục với bệnh nhân đề nghị bệnh nhân hít sâu thở mạnh để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê.

+ Nếu bệnh nhân ngng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân.

+ Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đội ngũ y - bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện  phản vệ, sốc phản vệ đến ngay cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.  




Khoa Hồi sức cấp cứu

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com