TIN TỨC Y TẾ

CHỤP CT MẠCH VÀNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH MẠCH VÀNH
[ Cập nhật vào ngày (11/09/2020) ]
(Nguồn ảnh minh họa: BS. Nguyễn Trung Hậu - Khoa Chẩn đoán hình ảnh)
(Nguồn ảnh minh họa: BS. Nguyễn Trung Hậu - Khoa Chẩn đoán hình ảnh)

Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Các nhánh của động mạch vành được xuất phát từ động mạch chủ ngực gồm có động mạch vành phải và động mạch vành trái sau đó chia thành các nhánh nhỏ dẫn tới nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thường là do mảng vữa xơ) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim. Thường khi động mạch vành bị hẹp từ 50% đường kính lòng mạch lúc đó sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh.


  • Chụp CT mạch vành là gì?

Trong thời gian gần đây, CT đã trở thành một phương tiện chẩn đoán hình ảnh quan trọng và quen thuộc trong bệnh lý tim mạch nói chung và đặc biệt trong bệnh động mạch vành.

Chụp CT mạch vành bao gồm 2 phần: khảo sát mức độ vôi hóa mạch vành – không cần tiêm thuốc cản quang và chụp CT mạch vành có tiêm thuốc cản quang. Cũng có thể chỉ đo độ vôi hóa mạch vành hoặc chụp CT mạch vành đơn độc tùy tình huống lâm sàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Chụp CT khảo sát mức độ vôi hóa mạch vành (không tiêm thuốc cản quang)

Mức độ vôi hóa động mạch vành trên chụp CT không tiêm thuốc cản quang tương quan tốt với mức độ xơ vữa động mạch vành, tuy nhiên nhiều trường hợp vôi hóa nặng nhưng chỉ ở thành động mạch vành và không gây hẹp lòng động mạch vành. Trái lại, có trường hợp không vôi hóa vẫn bị hẹp lòng động mạch vành do có các mảng xơ vữa không vôi hóa.

Kết quả đo độ vôi hóa được thể hiện bằng điểm vôi hóa điểm vôi hóa mạch vành (coronary calcium score). Điểm vôi hóa được chia làm 4 mức độ:

+ 0 điểm: không mảng vôi hóa

+ 1 - 99 điểm: vôi hóa nhẹ (nguy cơ thấp, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm < 1%)

+ 100 - 399: vôi hóa trung bình (nguy cơ trung bình, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm 1% - 3%)

+ ≥ 400 điểm: vôi hóa nặng (nguy cơ cao, tỷ lệ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim hàng năm > 3%).

Mức độ nặng còn tùy thuộc vào vị trí vôi hóa nằm ở động mạch vành nào (thân chung động mạch vành trái và đoạn gần của các động mạch vành nguy hiểm hơn đoạn giữa và đoạn xa), cách phân bố, số lượng… Các đốm vôi hóa nhỏ lại thường đi đôi với các mảng xơ vữa hỗn hợp gây hẹp lòng mạch vành đáng kể và có thể nguy hiểm hơn mảng vôi hóa lớn…

  • Chụp CT mạch vành có cản quang

Muốn biết chắc chắn có hẹp động mạch vành hay không cần chụp CT động mạch vành có tiêm thuốc cản quang và có khả năng loại trừ hẹp mạch vành lên đến 97 - 100%, khiến CT mạch vành trở thành một phương pháp rất đáng tin cậy cho loại trừ bệnh động mạch vành tắc nghẽn.

CT mạch vành có thể đánh giá cả lòng lẫn thành động mạch vành, nghĩa là có thể khảo sát được các đặc tính về hình thái và cấu trúc của mảng xơ vữa.

Như vậy, tùy theo các đặc điểm về tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ tim mạch, đặc điểm đau ngực và bệnh cảnh lâm sàng của từng người bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân chụp CT mạch vành có cản quang để xác định bệnh nhân có bị hẹp mạch vành hay không.

Các bệnh nhân trước đây đã từng được đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành, nếu các bác sĩ nghi ngờ có tái hẹp trong stent mạch vành hoặc cầu nối cũng có thể chỉ định chụp CT mạch vành để xác định chẩn đoán.

  • Ưu điểm và nhược điểm của CT mạch vành so những phương pháp khác trong chẩn đoán bệnh mạch vành

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ có thể phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim, hoại tử cơ tim, các biến chứng của bệnh mạch vành như giãn buồng tim, dày thành tim hay rối loạn nhịp tim. Điện tâm đồ là phương pháp thăm dò đơn giản, không chảy máu, ít tốn kém và thời gian thực hiện ngắn (đôi khi chỉ trong vòng 5 phút). Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp điện tâm đồ không chính xác như không phát hiện bệnh mạch vành hoặc xác định bệnh ở người không mắc bệnh. Vì vậy, phương pháp này chỉ nhằm hổ trợ trong việc phát hiện bệnh mạch vành.

Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp đánh giá vận động các thành tim. Ở các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, vùng cơ tim được cấp máu bởi nhánh mạch vành đó sẽ không được cấp đủ oxy, dẫn tới hiện tượng rối loạn vận động (giảm vận động hoặc không vận động) so với các vùng khác và hiển thị rõ khi siêu âm, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không chảy máu nhưng thường chỉ phát hiện được bệnh mạch vành ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã gây ra các rối loạn vận động buồng tim.

Nghiệm pháp gắng sức

Nghiệm pháp gắng sức được gọi là biện pháp kinh điển để chẩn đoán bệnh mạch vành. Thông thường, khi nghỉ ngơi, động mạch vành dù bị hẹp vẫn có khả năng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, khi gắng sức, nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên, lúc đó sẽ lộ ra các dấu hiệu thiếu máu cơ tim. Tình trạng thiếu máu cơ tim khi gắng sức sẽ được đánh giá bằng siêu âm tim gắng sức, điện tâm đồ gắng sức hoặc xạ hình cơ tim gắng sức. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá được bệnh nhân có khả năng mắc bệnh mạch vành hay không và mức độ bệnh như thế nào. Tuy nhiên khuyết điểm của nghiệm pháp là khi âm tính chỉ loại trừ bệnh động mạch vành tắc nghẽn, không loại trừ được các trường hợp có mảng xơ vữa gây hẹp động mạch vành không tắc nghẽn.

Tất cả các phương pháp trên đều có những ưu khuyết điểm riêng, tuy nhiên các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành, chụp phóng xạ tưới máu, chụp cộng hưởng từ tim,… đang được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán sớm bệnh động mạch vành. Riêng chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch vành cung cấp đẩy đủ hình ảnh giải phẫu của mạch vành, cho biết mức độ vôi hóa mạch vành, nhánh động mạch vành bị hẹp, mức độ hẹp, số đoạn động mạch vành bị hẹp cũng như những bất thường khác.

  • Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định chụp CT mạch vành

​​​​​​​Chỉ định

-       Người có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành như: bệnh nhân huyết áp cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá thường xuyên, tăng lipid máu.

-       Người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạch vành. 

-       Người có triệu chứng đau ngực, đã kiểm tra ECG và điện tâm đồ gắng sức nhưng không xác định rõ được những bất thường. 

-       Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh mạch vành ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật bắc cầu mạch vành, tạo hình mạch bằng bóng hoặc can thiệp mạch vành ngoài.

-       Trường hợp suy tim không xác định nguyên nhân. 

-       Trường hợp cần xác định các bệnh lý cơ tim như bất thường trên van tim hoặc cơ tim phì đại.

Chống chỉ định

-       Bệnh nhân có tiền sử bị hen phế quản.

-       Người dị ứng với chất cản quang hoặc đồ hải sản. 

-       Người bị suy thận mạn hoặc người suy thận với độ lọc cầu thận < 30ml/phút/m2,

-       Người bị cường giáp chưa điều trị ổn định.

-       Trường hợp bệnh nhân bị rung nhĩ, nhịp tim không đều.

-       Người mà trong cơ thể có các vật liệu kim loại.

-       Phụ nữ có thai.

  • Một vài lưu ý khi thực hiện chụp CT mạch vành

Để đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo tính chính xác của kỹ thuật chụp CT, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

-       Tháo bỏ mọi vật dụng bằng kim loại trước khi chụp CT như đồ trang sức, điện thoại,...

-       Trước khi chụp CT mạch vành: cần nhịn ăn 4 tiếng trước chụp, cần phải có kết quả xét nghiệm chức năng thận trước khi chụp.

-       Sau khi chụp xong: uống nước nhiều trong vòng 1 - 2 ngày để thuốc cản quang thải hết qua nước tiểu.




BS. Lê Thị Nhi - Khoa Chẩn đoán hình ảnh

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com