TIN TỨC BỆNH VIỆN

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
[ Cập nhật vào ngày (11/11/2020) ]

Khớp gối là một khớp lớn trong cơ thể, được giữ vững nhờ hệ thống dây chằng, bao khớp, sụn chêm và các cơ bao bọc xung quanh nó. Dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng cho việc giữ cho xương chày không bị trượt ra trước so với xương đùi khi khớp gối vận động.


         Đứt dây chằng chéo trước là một thương tổn thường gặp mà thường gặp là do chấn thương thể thao,tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.

         Khi dây chằng bị đứt xương chày trượt ra trước so với xương đùi, khớp gối mất vững, người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng kéo dài dẫn đến tổn thương thứ phát như: Rách sụn chêm, giãn dây chằng bao khớp, thoái hóa khớp.

  •          Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng

Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối cho phép bệnh nhân tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật. Khớp gối nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước phẫu thuật, sức cơ phục hồi, đồng thời tránh teo cơ đùi.

Nhân viên y tế tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước khớp gối.

  1. Giai đoạn 1 (0 – 2 tuần)

- Mục tiêu: chống sưng phù nề, chống đau

- Duỗi gối hoàn toàn

- Chống teo cơ

- Bảo vệ mảnh ghép. 

  1. Giai đoạn 2 (2- 6 tuần)

- Mục tiêu: tiếp tục bảo vệ mảnh ghép

- Tầm vận động khớp gần như bình thường

- Tăng sức mạnh cơ thăng bằng

- Phục hồi chức năng di chuyển

  1. Giai đoạn 3 (6 – 12 tuần)

- Mục tiêu: Phục hồi sức mạnh của cơ

- Phục hồi sức mạnh tự thân.

- Phục hồi các các phản xạ tự thân,

- Tầm vận động khớp hoàn toàn

  1. Giai đoạn 4 (4-6 tháng)

- Mục tiêu: Tăng sức bền cơ bắp

- Kiểm soát và phối hợp các cơ

- Bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy. 

  1. Giai đoạn 5 (sau 6 tháng)

- Trở lại công việc như trước khi tổn thương

- Trở lại chơi thể thao. 

         Việc chăm sóc và tập luyện sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cần tập sớm và phải kiên trì cũng như tuân thủ các bài tập trong quá trình tập luyện, nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra như: cứng khớp, teo cơ, hạn chế tầm vận động khớp... Do đó, người bệnh cần được khám và điều trị đúng chuyên khoa nhằm hạn chế biến chứng không tốt làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo: bài giảng Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Trường đại học Y Dược cần Thơ năm 2017.

 




Khoa YDCT – VLTL – PHCN

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức