TIN TỨC Y TẾ

Nỗ lực giảm hút thuốc lá thụ động tại cơ sở y tế
[ Cập nhật vào ngày (25/05/2018) ]

Những tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ và tổn thất về kinh tế vô cùng đáng lo ngại. Người hút thuốc chủ động và hút thuốc thụ động đều bị ảnh hưởng bệnh tật lên toàn bộ cơ thể.


Trong những năm qua, ngành Y tế TP Cần Thơ đã phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai nhiều biện pháp hoạt động, tăng cường tuyên truyền nhằm hạn chế và giảm dần tác hại của thuốc lá cũng như việc hút thuốc thụ động.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Nhân dân - BS.CKII Nguyễn Trung Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá TP Cần Thơ.

* Trước hết, xin bác sĩ cho biết, tác hại của hút thuốc lá thụ động?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 7 triệu ca tử vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, trong đó có khoảng 900.000 người tử vong do hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc lá là kẻ giết người thầm lặng bởi nó có hơn 7.000 chất hóa học, phần lớn là chất độc hại.  Hút thuốc lá (HTL) không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người hút mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh như: người thân trong gia đình; đồng nghiệp; tại nơi làm việc, trường học, bệnh viện, phương tiện giao thông công cộng… có người hút thuốc thì những người khác gần đó cũng bị hít phải khói thuốc trong môi trường không khí (thường gọi là hút thuốc lá thụ động). Hút thuốc thụ động ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ mang thai và trẻ em và cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh: ung thư, tim mạch, bệnh phổi… Do đó, Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) chúng ta phải tiến hành ở cả hai đối tượng: người HTL và người HTL thụ động.

*Thưa bác sĩ, đến nay, ngành Y tế TP Cần Thơ đã đạt được những kết quả nổi bật nào trong vấn đề giảm thiểu tác hại của hút thuốc thụ động? Và đâu là những khó khăn cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới?

Thực hiện công tác PCTHTL, trong những năm qua ngành Y tế đã triển khai nhiều hoạt động nổi bật nhất là vào các hoạt động: Công tác thông tin giáo dục truyền thông (TTGDTT); xây dựng môi trường không khói thuốc.

Nội dung tuyên truyền chủ yếu là: Tác hại của việc HTL và HTL thụ động đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế-xã hội; Lợi ích của môi trường không khói thuốc; Lợi ích khi bỏ thuốc lá. Các nội dung chủ yếu của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá: quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTHTL; quyền và nghĩa vụ của công dân trong PCTHTL; nghĩa vụ của người HTL; các địa điểm cấm HTL; Các hành vi bị nghiêm cấm…

Những nội dung trên đã được tuyên truyền qua các cơ quan báo đài; lễ phát động hưởng ứng; băng rôn, áp phích, tờ rơi; nói chuyện chuyên đề tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học; đặc biệt phối hợp với UBMTTQ và các tổ chức thành viên tuyên truyền miệng cho các đoàn viên, hội viên. Từ đó nâng cao nhận thức cho mọi người về tác hại của thuốc lá, bỏ HTL và giảm tỷ lệ HTL.

Ngành Y tế cũng xây dựng và nhân rộng các mô hình môi trường y tế không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị: Kiện toàn ban chỉ đạo, xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện môi trường không khói thuốc lá hàng năm tại cơ quan, đơn vị. Đưa quy định cấm HTL tại nơi làm việc vào qui chế nội bộ và bình xét thi đua, khen thưởng. Ký cam kết giữa lãnh đạo cơ quan với các khoa/phòng của đơn vị và cam kết của từng người lao động với khoa/phòng không HTL tại nơi làm việc. Treo biển báo cấm HTL tại các khoa/phòng, khu vực có đông người qua lại. Nghiêm cấm bán thuốc lá trong đơn vị. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát nhắc nhở các cơ quan, đơn vị của ngành, của liên ngành.

Qua đó đã đạt được kết quả khả quan: Nhiều cán bộ công chức đã bỏ hút thuốc hoặc không hút thuốc trong cơ quan, đơn vị; Tuyệt đối không cho bán thuốc lá trong căn tin của đơn vị; Đã xây dựng được nhiều mô hình trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn không khói thuốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được thì cũng có không ít khó khăn như: Hầu hết cán bộ chủ chốt tham gia công tác PCTHTL là kiêm nhiệm, đảm đương nhiều nhiệm vụ, do đó, chưa dành nhiều thời gian cho công tác; Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân luôn thay đổi trong khi truyền thông thay đổi hành vi cần phải có thời gian; Lưu lượng người ra vào bệnh viện rất lớn, trong khi lực lượng giám sát ít, nên công tác kiểm tra, nhắc nhở là rất khó khăn. Đồng thời, nhận thức của người dân chưa cao, còn gặp một số đầu lọc tàn thuốc ở khu vực góc khuất của hành lang. Đối với cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) vi phạm thì lãnh đạo cơ quan dựa vào bản cam kết của CBCCVC và qui chế nội bộ để xử phạt: hạ ABC, khiển trách… Nhưng đối với những người nhà bệnh nhân thì việc xử phạt còn gặp khó khăn chỉ nhắc nhở, mời ra bệnh viện.

*Thưa bác sĩ, vậy trước những khó khăn trên, để làm tốt hơn nữa việc hạn chế tác hại của thuốc lá, trong đó có hút thuốc thụ động, ngành y tế TP Cần Thơ đề ra những mục tiêu trọng tâm nào?

Ngành Y tế tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông nhất là truyền thông thay đổi hành vi, từ kiến thức đến hành động phải có thời gian do đó, truyền thông phải liên tục, thường xuyên “mưa dầm thấm lâu”, nội dung phải cụ thể rõ ràng, dễ hiểu để người dân dễ tiếp thu. Ngành cũng tổ chức sơ kết đánh giá và nhân rộng những mô hình “môi trường không khói thuốc” có hiệu quả ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, đồng thời, khuyến khích động viên, khen thưởng những mô hình làm tốt, những tấm gương bỏ hút thuốc. Bên cạnh đó, tổ chức tổ tư vấn và cai nghiện ở các bệnh viện tỉnh, huyện; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành kiểm tra việc thực hiện Luật PCTH của thuốc lá tại địa bàn, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

*Xin cảm ơn bác sĩ!




Ban Biên tập - Trung tâm Truyền thông GDSK TP Cần Thơ (thực hiện)

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com