TIN TỨC Y TẾ

VIÊM GAN C – CĂN BỆNH DIỄN BIẾN ÂM THẦM
[ Cập nhật vào ngày (05/02/2020) ]

Cùng với viêm gan B, bệnh viêm gan C hiện nay đang là mối hiểm họa cho sức khỏe con người. Bệnh diễn tiến thầm lặng nhưng để lại hậu quả nặng nề.


“Viêm gan C”, hay còn được biết đến với những tên gọi khác như “Viêm gan virus C”, “Viêm gan siêu vi C” là bệnh truyền nhiễm với tác nhân gây bệnh là virus viêm gan C (HCV – Hepatitis C virus). HCV có cấu trúc di truyền là sợi đơn RNA, thuộc họ Flaviviridae. HCV có 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5, 6; mỗi kiểu gen chia thành nhiều dưới nhóm như a, b,... Ở Việt Nam, các kiểu gen thường gặp là 1, 6, 2 và 3. Tỷ lệ nhiễm HCV khoảng 1-3% dân số. HCV có thể gây viêm gan cấp, viêm gan mạn, tiến triển thành xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan (HCC – Hepatocellular carcinoma).

Tương tự viêm gan B, bệnh viêm gan C lây truyền theo 3 con đường:

- Đường máu

- Đường tình dục

- Từ mẹ truyền sang con qua nhau thai khi sinh

Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Vì thế, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu.

Triệu chứng:

Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, nhức đầu và một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số ít có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Viêm gan C mạn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với viêm gan B (30 - 60%, so với viêm gan B là 10%). Bệnh viêm gan C mạn có tiến triển thầm lặng qua 10 - 30 năm, người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư gan so với viêm gan B cũng cao hơn nhiều.

Khi nghi ngờ bị viêm gan C, chúng ta cần đi khám ngay. Người bệnh sẽ được thực hiện một số cận lâm sàng cần thiết cho chẩn đoán, điều trị và theo dõi diễn tiến bệnh như: xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên, xác định kiểu gen (Anti-HCV, HCV RNA, HCV Genotype), đánh giá mức độ xơ hóa gan (sinh thiết gan, Fibroscan, Fibro test, chỉ số APRI, ARFI), cũng như một số xét nghiệm huyết học, sinh hóa và chức năng gan, sàng lọc ung thư gan (công thức máu/số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, INR, AST, ALT, albumin, bilirubin, AFP, siêu âm gan,...).

Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa viêm gan C. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị khỏi với tỷ lệ thành công đáng ghi nhận. Điều quan trọng là chúng ta cần phát hiện bệnh sớm để được hướng dẫn theo dõi và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người xung quanh.




BS. Đặng Lê Trang Nguyên – Khoa Nội Tiêu hóa – Huyết học

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức

Sebagian besar pencarian tumpukan pola dari tampilan terkini ini kemungkinan besar adalah peraturan yang terkait dengan replika rolex swiss richard mille .

This website strongly recommends: www.iapac.to http://www.wannawatches.com