TIN TỨC BỆNH VIỆN

KHẨN CẤP CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỊ ĐÂM THỦNG TIM
[ Cập nhật vào ngày (14/07/2021) ]

Bệnh nhân N. V. H (33 tuổi) quê ở Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ được chuyển đến từ tuyến dưới (ngày 09/7) trong tình trạng có vết thương thấu ngực trái khoảng liên sườn 3 và 4 vùng trước tim khoảng 3cm (người nhà khai đâm bằng dao), huyết áp tụt, kẹp, nhịp thở 22 lần/phút, lơ mơ, khó thở, da niêm tím tái.


Bệnh nhân được chẩn đoán sốc do mất máu và chèn tim cấp nghi do vết thương thủng tim. Tiến hành cấp cứu khẩn cấp truyền dịch nâng huyết áp, thở ô-xy, đặt nội khí quản bóp bóng, xét nghiệm máu. Siêu âm tại giường thấy có dịch màng tim có dấu chèn ép tim cấp. bệnh nhân được chuyển mổ khẩn cấp.

Tường trình phẫu thuật: mở ngực trước bên trái vào khoảng liên sườn 4, màng tim căng cứng, mở màng tim có nhiều máu loãng và máu cục, tim đập rời rạc sắp ngưng, vết thương xiên thủng tâm thất phải gần sát tâm nhĩ phải khoảng 1,5cm máu chảy dữ dội. Tiến hành khâu nhanh vết thương tim xoa bóp tim trong lồng ngực, tiêm adrenaline sau 5 phút tim đập lại bình thường. Sau một giờ đồng hồ vừa phẫu thuật tối khẩn, truyền bốn đơn vị máu, hồi sức tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Vết thương thủng tim là thương tổn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn, cần phải cấp cứu khẩn cấp. Nếu không cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng mất máu cấp hoặc chèn ép tim cấp gây ra choáng không hồi phục, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, phẫu thuật vết thương tim đòi hỏi ê-kíp phẫu thuật - gây mê hồi sức tiến hành nhanh chóng chính xác và có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ thì mới thành công.

Đến thời điểm hiện nay, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe tốt, bệnh nhân tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định. Hiện được theo dõi tại phòng hậu phẫu.




Tổ Truyền thông

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức