TIN TỨC BỆNH VIỆN

COVID-19 VÀ XU HƯỚNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TRẺ
[ Cập nhật vào ngày (10/06/2021) ]

Nghiên cứu mới cho thấy những người bị huyết áp cao có thể dễ phải nhập viện và bệnh nặng hơn do virus COVID-19 gây ra. Với tỉ lệ tử vong cực cao, những người đang có bệnh nền là tăng huyết áp và đái tháo đường cần hết sức thận trọng, phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả để vượt qua thời điểm này một cách an toàn. Hệ thống miễn dịch kém là một trong những lý do khiến những người mắc tăng huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn. Ngoài ra quá trình lão hóa cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng hơn.


Tăng huyết áp là một căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người, điều cần lưu ý là gần 2/3 dân số thế giới trên 60 tuổi bị tăng huyết áp, và đôi khi được gọi là ‘kẻ giết người thầm lặng’ vì nó có thể dẫn đến tử vong sớm ngay cả khi không có triệu chứng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ đang trên đà tăng trưởng, huyết áp ở mức cao trong thời gian kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

1. Ảnh hưởng của COVID-19 đến người bị tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là một tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Các rủi ro sức khỏe liên quan đến tăng huyết áp bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ và chứng mất trí nhớ.

Bằng chứng mới nhất cho thấy những người trẻ bị tăng huyết áp không thể kiểm soát hoặc không được điều trị có nguy cơ mắc COVID-19 thể nặng hơn so với những người khác. Cũng cần lưu ý rằng những người bị huyết áp cao không được điều trị dường như có nguy cơ bị biến chứng do COVID-19 cao hơn những người mắc tăng huyết áp đang được điều trị bằng thuốc.

Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn nên cẩn thận hơn để bảo vệ bản thân trong đợt bùng phát COVID-19. Nghiên cứu ban đầu cho thấy những người bị cao huyết áp có thể có nhiều khả năng:

▶️ Nhiễm COVID-19

▶️ Có các triệu chứng nặng

▶️ Chết do nhiễm khuẩn

2. Vậy mối liên quan là gì?

Một hệ thống miễn dịch yếu hơn là một lý do khiến những người bị huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Tình trạng sức khỏe lâu dài và lão hóa làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn làm nó ít có khả năng chống lại virus. Gần hai phần ba số người trên 60 tuổi bị huyết áp cao.

Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch và làm giảm lưu lượng máu đến tim của bạn. Điều đó có nghĩa là trái tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu. Theo thời gian, công việc làm thêm này có thể làm suy yếu trái tim của bạn đến mức nó không thể bơm nhiều máu giàu oxy đến cơ thể.

Nếu bạn cũng có sự tích tụ mảng bám trong động mạch, virus có thể khiến những mảng bám đó dễ bị vỡ ra và gây ra cơn đau tim. Các nghiên cứu trong quá khứ đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tim mắc bệnh hô hấp như cúm hoặc các loại virus Corona trước đó có nguy cơ bị đau tim cao hơn.

3. Bạn cần trang bị gì cho bản thân?

Mọi người điều phải trang bị biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa COVID-19 cho bản thân mình. Những người bị huyết áp cao và các tình trạng sức khỏe khác càng cần phải hết sức cẩn thận.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ xin cung cấp lời khuyên này:

🔷 Ở nhà và hạn chế tiếp xúc với người khác nhiều nhất có thể.

🔷 Tránh tụ tập , hoặc tiếp xúc với người bị bệnh.

🔷 Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm.

🔷 Lau và sát trùng tất cả bề mặt thường tiếp xúc như mặt bàn, nắm cửa.

Ngoài những lý do có thể dẫn đến tăng huyết áp, ở lứa tuổi trẻ như mắc bệnh lý cường giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận, bị suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận cấp hoặc thuốc tránh thai, thì chế độ cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên tăng huyết áp, do đó bản thân cần phải:

• Chọn thực phẩm tốt cho hệ tim mạch.

🔰 Giảm lượng muối đưa vào trong chế độ ăn hàng ngày

🔰 Giảm cân: Giảm cân dù chỉ một phần cân nặng của cơ thể cũng có thể giúp giảm chỉ số huyết áp.

🔰 Thường xuyên hoạt động thể lực

🔰 Ngăn ngừa tình trạng stress kéo dài

🔰 Hạn chế rượu bia và các chất kích thích

🔰 Thay đổi lối sống, dùng thuốc điều trị tăng huyết áp đều đặn.

Bệnh viện có kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật. Từ đó, có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách hợp lý.




(BS. Lê Chí Cường – Khoa Nội Tim mạch – Lão học)

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức