TIN TỨC BỆNH VIỆN

TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP DO KIM TIÊM HAY VẬT SẮC NHỌN ĐÂM - XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
[ Cập nhật vào ngày (16/12/2020) ]
Ảnh minh họa (nguồn: internet).
Ảnh minh họa (nguồn: internet).

Trong cơ sở khám chữa bệnh, tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Trong điều trị, tiêm có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp người bệnh cấp cứu, người bệnh nặng.


 

Nhân viên y tế tiếp xúc kim tiêm và các vật sắc nhọn rất phổ biến dẫn đến khả năng bị tại nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn đâm cũng cao, khi bị kim tiêm hay vật sắc nhọn đâm thì chúng ta nên xử lý như thế nào là đúng?

Ảnh minh họa (Nguồn internet).

Xử trí tai nạn rủi ro nghề nghiệp do kim tiêm hay vật sắc nhọn đâm

  1. Rửa ngay vùng da bị tổn thương bằng xà phòng và nước, dưới vòi nước chảy. Để máu ở vết thương tự chảy, không nặn bóp vết thương

2. Băng vết thương lại

3. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản

Ghi lại đầy đủ các thông tin như: Ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra tai nạn rủi ro, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

4. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Có nguy cơ:

+ Tổn thương do kim dính máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: Kim nòng rộng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì nguy cơ cao hơn kim nòng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước (thậm chí ngay cả khi không biết có bị viêm loét hay không) nếu viêm loét hoặc xây sát rộng thì nguy cơ cao hơn.

Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

5. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

- Đánh giá nguy cơ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh nguồn.

Người bệnh đã được xác định HIV (+): Tìm hiểu các thông tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV.

Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

- Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm

Ø Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.

Ø Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV (+): Đã bị nhiễm HIV từ trước không phải do phơi nhiễm.

Ø Nếu HIV (-): Kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

+  Xét nghiệm công thức máu và chức năng gan (ALT) khi bắt đầu điều trị và sau 2- 4 tuần.

+ Xét nghiệm HIV sau 3 và 6 tháng.

+ Hỗ trợ tâm lý nếu cần thiết. 




Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức