TIN TỨC BỆNH VIỆN

CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
[ Cập nhật vào ngày (24/09/2020) ]

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một loại bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau ung thư và tim mạch. TBMMN là một bệnh để lại nhiều di chứng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động của con người dẫn đến tàn tật nhiều nhất. Các di chứng của tai biến mạch máu não là gánh nặng không chỉ với người bệnh mà gia đình của họ.


Theo Tổ chức Y tế thế giới người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não thuộc loại đa tàn tật, ngoài khó khăn vì vận động, họ còn khó khăn về nhìn, nghe nói và nhận thức… Xét về nhu cầu phục hồi chức năng 92% người bệnh liệt nữa người đang sống tại gia đình vẫn có nhu cầu về phục hồi chức năng, họ đáng được chăm sóc toàn diện về y tế cũng như xã hội.

Việc chăm sóc cũng như phục hồi chức năng bệnh nhân sau tai biến mạch máu não đóng vai trọng trong việc hồi phục, làm giảm mức độ tàn tật mà bệnh nhân phải gánh chịu sau khi mắc bệnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

  • CHĂM SÓC CƠ BẢN

+ Đảm bảo cách chăm sóc đường hô hấp, tránh nhiễm trùng.

+ Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp từng loại bệnh lý, nhưng mỗi bệnh nhân cần đảm bảo 2.500-3.500 kcalo/ngày chia các bữa ăn thành 6-8 lần/ngày.

+ Phòng chống loét thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2h/1 lần, tránh tình trạng loét do tì đè.

+ Chăm sóc về tiết niệu: theo dõi lượng nước tiểu, màu, mùi…

+ Chăm sóc về tiêu hoá tránh tình trạng táo bón kéo dài.

+ Chăm sóc da vệ sinh cá nhân được sạch sẽ.

+ Chăm sóc mắt thường xuyên rửa mắt băng nước muối, băng mắt và dán mi nếu bệnh nhân không nhắm mắt được.

+ Vệ sinh răng miệng: ít nhất 2 lần/ngày đánh răng hoặc lau miệng bằng gạc hoặc vải ướt sạch (đối với bệnh nhân không tự vệ sinh được).

  • PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HẠN CHẾ DI CHỨNG

Thời gian thường bắt đầu ngay sau khi giai đoạn cấp của bệnh, càng sớm càng mang lại hiệu quả cao.

1. Giai đoạn đầu (liệt mềm)

- Các kỹ thuật vị thế: đặt tư thế đúng trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng sang bên liệt, tư thế đúng khi ngồi trên giường,trên ghế hoặc xe lăn…

- Vận động trị liệu

- Ngôn ngữ trị liệu

- Tâm lý trị liệu

2. Giai đoạn sau (liệt cứng)

- Vận động trị liệu

- Hoạt động trị liệu: tập thực hiện các hoạt động tự chăm sóc tập tay chân bên liệt.

- Ngôn ngữ trị liệu

- Vật lý trị liệu: nhiệt, điện trị liệu (kích thích các chức năng)

- Cung cấp các dụng cụ chỉnh trực và trợ giúp: khung tập đi, nạng, gậy…

- Tâm lý trị liệu

3. Giai đoạn hòa nhập

- Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình việc phòng ngừa tai biến mạch máu não.

- Cải tạo môi trường xung quanh cũng như dụng cụ sinh hoạt tại gia đình phù hợp.

- Các dụng cụ giúp đỡ cần thiết cho giai đoạn này trợ giúp đi lại, sinh hoạt và làm việc trở lại.

- Hỗ trợ cho bệnh nhân và gia đình về tâm lý sau tai biến.

4. Điều trị bằng thuốc

-         Kiểm soát huyết áp

-         Thuốc chống đông và chống kết tập tiểu cầu

-         Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh

-         Điều trị co cứng cơ

-         Thuốc điều trị chống trầm cảm.

* Tài liệu tham khảo:

1. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng GSTS. Nguyễn Xuân Nghiên

2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuyên ngành phục hồi chức năng  Bộ Y Tế Hà Nội 2014




Khoa YDCT – VLTL – PHCN

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức