TIN TỨC BỆNH VIỆN

NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG (SONDE) DẠ DÀY
[ Cập nhật vào ngày (09/12/2019) ]

Những bệnh nhân nặng thường được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, không thể nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch hoàn toàn khi đủ điều kiện để khởi động đường tiêu hóa bằng cách bơm hoặc truyền nhỏ giọt súp - sữa qua ống thông. Điều này tránh được tình trạng đường ruột bị bỏ trống tạo điều kiện cho hiện tượng thẩm lậu vi khuẩn, hậu quả là gây nhiễm trùng, nhiễm độc máu. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng đã khuyến khích việc nuôi dưỡng qua đường ruột sớm cho các bệnh nhân. Nuôi ăn qua ống thông là một phương pháp thực hiện cho bệnh nhân nặng ở các bệnh viện.


Các loại ống thông nuôi ăn:

-         Ống thông mũi - dạ dày

-         Ống thông mũi - ruột non

-         Mở ruột non ra da trong trường hợp bệnh lý ở dạ dày.

Nên cho bệnh nhân uống thêm nước cam hoặc quýt để bổ sung các vitamin và chất khoáng.

Lưu ý: Không thêm bất cứ chất gì khác vào dung dịch súp.

I.                  DINH DƯỠNG NUÔI QUA ỐNG THÔNG:

1.     Thành phần súp (cháo xay) đầy đủ các thành phần gồm:

Súp xoay do khoa Dinh dưỡng chuẩn bị cho bệnh nhân nuôi ăn qua ống thông.

-         Tinh bột từ gạo

-         Đạm từ thịt hoặc cá

-         Béo từ thịt cá, dầu nành, dầu Oliu…

-         Các vitamin và khoáng chất từ rau củ (cà rốt, bí đỏ, bông cải,..)

Các thành phần trên sau khi nấu chín theo công thức sẽ được áp dụng kỹ thuật hoá lỏng bột bằng một loại men hoặc enzym đễ dễ dàng bơm qua ống thông đáp ứng cho nhu cầu điều trị.

2.     Yêu cầu:

-         Súp phải nhuyễn để bơm qua ống thông dễ dàng.

-         Giá trị dinh dưỡng trung bình 1kcal/1ml.

Điều dưỡng khoa ICU nuôi ăn cho bệnh nhân qua ống thông dạ dày.

II.                CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1.     Chỉ định:

+ Bệnh nhân hôn mê: do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, do đường huyết quá tăng trong đái tháo đường, hoặc hôn mê do hạ đường huyết...

+ Bệnh nhân trong giai đoạn sốc bỏng nặng.

+ Bệnh nhân tổn thương hàm mặt nặng.

+ Bệnh nhân hẹp thực quản.

+ Hội chứng ruột ngắn.

+ Bệnh nhân suy mòn nặng...

2.     Chống chỉ định:

+ Viêm phúc mạc.

+ Tắc ruột.

+ Nôn liên tục.

+ Tiêu chảy nặng, kéo dài.

+ Tình trạng kém hấp thu trầm trọng.

+ Rò ruột (lớn).

+ Xuất huyết đường tiêu hoá chưa ổn định.

+ Bệnh nhân kích thích, vật vã.

* Những điều cần lưu ý khi bơm súp sữa qua ống thông:

- Không được bơm quá nhanh 

- Hút dịch tồn động trước mỗi lần bơm. 

- Nếu dịch dạ dày tồn động trên 200ml ngưng nuôi ăn qua ống thông. 

- Khi bơm cho bệnh nhân đầu cao 45 độ so với mặt giường và giữ tư thế này 30 đến 60 phút sau bơm. 

Nuôi ăn qua ống thông cần được xem xét chỉ định ở các bệnh nhân vẫn còn chức năng của dạ dày, ruột nhưng không đạt nhu cầu dinh dưỡng khi ăn bằng đường miệng. Nó đem lại lợi ích cho bệnh nhân là giảm nguy cơ nhiễm trùng và là phương pháp phù hợp với sinh lý bình thường, duy trì chức năng của ruột, hạn chế tình trạng mất cân bằng điện giải, an toàn, tiết kiệm kinh tế.





Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức