TIN TỨC BỆNH VIỆN

BẢO VỆ ĐƯỜNG LỌC MÁU CHO BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ
[ Cập nhật vào ngày (16/05/2022) ]
Ảnh minh hoạ: Bệnh nhân lọc thận định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Ảnh minh hoạ: Bệnh nhân lọc thận định kỳ tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.

Phương pháp phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch (FAV – hay còn gọi là cầu tay) là phẫu thuật bắt buộc đối với bệnh nhân suy thận mãn tính ở giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ; cầu tay chính là “con đường sống” của bệnh nhân thận nhân tạo. Mỗi tuần họ phải chọc kim rút máu tại cầu tay 6 lần, mỗi tháng chọc rút lấy máu 24 lần khiến mạch dễ bị xơ, hỏng, thậm chí nhiễm trùng… Do vậy, bệnh nhân thận nhân tạo lọc máu chu kỳ cần được hướng dẫn bảo vệ cầu tay.


1.Catheter lọc máu (kim lọc máu)

Khi bệnh nhân có chỉ định thận nhân tạo chu kỳ mà chưa chuẩn bị kịp một đường lọc máu lâu dài (FAV), bệnh nhân sẽ được đặt tạm thời một catheter lọc máu (kim lọc máu). Đây là một kỹ thuật xâm nhập vào cơ thể người bệnh do đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong lòng mạch gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Do đó bảo vệ catheter lọc máu là nhiệm vụ hàng đầu của nhân viện y tế và bệnh nhân. Đối với nhân viên y tế khi sử dụng catherter lọc máu cho bệnh nhân phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn và thao tác thực hiện đúng quy trình. Đối với bệnh nhân giữ gìn vệ sinh vùng được đặt catheter phải thực hiện một cách nghiêm túc như:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp vào vùng đặt catheter, không để lộ vị trí đặt catheter ra ngoài.
  • Khi tắm phải băng kín bằng gạc hoặc tấm băng dán chống thấm để đảm bảo nước không thể thấm vào.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi, gel, dầu,… vào vị trí đặt catheter mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay, để điều trị suy thận mạn, phương pháp phẫu thuật tạo rò động - tĩnh mạch (FAV – hay còn gọi là cầu tay) là phẫu thuật bắt buộc đối với bệnh nhân suy thận mãn tính ở giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ; cầu tay chính là “con đường sống” của bệnh nhân thận nhân tạo. Mỗi tuần họ phải chọc kim rút máu tại cầu tay 6 lần, mỗi tháng chọc rút lấy máu 24 lần khiến mạch dễ bị xơ, hỏng, thậm chí nhiễm trùng… Do vậy, bệnh nhân thận nhân tạo lọc máu chu kỳ cần được hướng dẫn bảo vệ cầu tay.

2.Bảo vệ cầu tay chạy thận

  • Nằm ngủ không được gối đầu lên cầu tay vì dễ gây tắc cầu nối.
  • Không xách đồ nặng.
  • Không đo huyết áp ở cánh tay có cầu tay vì dễ gây hỏng mạch máu cầu nối.
  • Không lấy máu, chích thuốc trên cánh có cầu tay, chỉ để dành cho chạy thận.
  • Trong quá trình chạy thận: tay bên có cầu nối cần giữ yên, cố định không gập khuỷu tay, tránh tuột kim hoặc kim xuyên mạch tổn thương mạch máu, phù nề chỗ chích.
  • Sau khi lọc máu: tại vị trí chỗ chích được đặt cục gòn cầm máu, quấn băng keo. Bệnh nhân cần sờ tay cảm nhận xem còn “làn sóng chuyển động” dưới tay không. Nếu không cảm nhận được cần nới lỏng băng keo ngay. Tháo bỏ cục gòn sau 2 tiếng kể từ lúc đặt cục gòn, cần nới lỏng băng keo. Thêm 2 tiếng nữa tháo bỏ cục gòn và băng keo.

3.Báo ngay cho bác sĩ nếu bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu sau

  • Nhiễm khuẩn hoặc chảy máu tại cầu tay.
  • Huyết áp của người bệnh thường xuyên tăng hoặc giảm.
  • Người bệnh hay bị mệt, khó thở, đau ngực.
  • Tay có cầu nối FAV bị sưng phù, đau nhức, tê nhiều hoặc có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau. Tay bên cầu nối lạnh hơn tay bên kia.



(BS. Trần Hoài Ân - Khoa Nội thận - Tiết niệu - Lọc máu)

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức