TIN TỨC BỆNH VIỆN

NHỮNG BẤT THƯỜNG KHI ĐAU NGỰC
[ Cập nhật vào ngày (21/05/2020) ]

Đau ngực là một triệu chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân đến khám bệnh. Tuy nhiên, có rất ít sự tương quan giữa độ nặng của đau ngực và mức độ nghiêm trọng của nguyên nhân gây ra nó. Vì vậy, tìm hiểu về các bệnh có thể gây đau ngực sẽ giúp bệnh nhân nhận biết được đâu là những nguyên nhân nghiêm trọng tiềm ẩn để có được thái độ xử trí đúng khi xuất hiện triệu chứng đau ngực.


  • BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN VỚI CƠN ĐAU NGỰC CẤP CHƯA LOẠI TRỪ ĐƯỢC NHỒI MÁU CƠ TIM

Chẩn đoán

Tỉ lệ phần trăm

Bệnh dạ dày-thực quản*

42

            + Trào ngược dạ dày-thực quản

 

            + Bệnh rối loạn vận động thực quản

 

            + Loét dạ dày

 

            + Sỏi mật

 

Bệnh thiếu máu cơ tim

31

Hội chứng thành ngực

28

Viêm màng ngoài tim

4

Viêm phổi-màng phổi

2

Thuyên tắc phổi

2

Ung thư phổi

1.5

Phình động mạch chủ

1

Hẹp động mạch chủ

1

Nhiễm Herpes zoster

1

  • CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NGỰC:

Cơn đau ngực mới, cấp tính và liên tục; đau tái phát, thành cơn và dai dẳng (ngày này qua ngày khác)

- Đau sụn sườn hoặc thành ngực: Đau ngực khu trú, đau nhói/như dao đâm hoặc liên tục/âm ỉ, xuất hiện khi có lực tác động lên vùng bị đau

- Bệnh ở đốt sống cổ và ngực với chèn ép thần kinh: Đau nhói, có thể đau lan, tăng nặng hơn khi vận động vùng cổ, lưng

- Đau ở thực quản hoặc dạ dày: Liên quan đến khó nuốt hoặc trào ngược dạ dày; tăng nặng hơn khi uống aspirin/rượu/một số thức ăn/khi nằm ngửa; thường giảm khi dùng thuốc kháng acid

- Đau liên quan đến mật: Không dung nạp được thức ăn nhiều mỡ; đau bụng ở một phần tư bên phải

- Thiếu máu cơ tim: Cảm giác co thắt, đè nặng sau xương ức, thường lan ra cánh tay trái; thường xuất hiện khi gắng sức, đặc biệt là sau ăn hoặc stress tình cảm. Đặc trưng giảm khi nghỉ ngơi và ngậm nitroglycerin. Điện tâm đồ (ECG) hoặc theo dõi Holter trong lúc đau thấy đoạn ST thay đổi; đau giảm (< 5 phút) khi ngậm thuốc trinitroglycerin dưới lưỡi

  • Cơn đau ngực cấp tính và các nguyên nhân nghiêm trọng:

- Nhồi máu cơ tim cấp: Tương tự như đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim nhưng thường dữ dội hơn (đau ngực với cảm giác đè nặng, co thắt, chèn ép, có thể lan ra cánh tay, cổ và lưng; đau vã mồ hôi, xanh xao), hoặc kéo dài hơn ( >=30 phút) và giảm ngay  lập tức khi nghỉ ngơi hoặc ngậm nitroglycerin, thường nghe tiếng T3 và T4. Tiền sử bệnh nhân: ít dữ dội, đau giống nhau khi gắng sức, yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành.

- Bóc tách động mạch chủ: Đau dữ dội ở giữa ngực, cảm giác cơn đau như xé, có thể lan từ trước ngực đến giữa lưng, không ảnh hưởng khi thay đổi tư thế; có thể mất mạch hoặc mạch ngoại biên yếu, không đối xứng; có thể có âm thổi tâm trương của thiểu năng van động mạch chủ. Tiền sử bệnh nhân: có tăng huyết áp hoặc hội chứng Marfan.

- Viêm màng ngoài tim cấp: Cảm giác đau nhói, đè ép đều đặn dưới xương ức, thường đau giống như kiểu màng phổi (tăng nặng hơn khi ho, thở sâu, nằm ngửa, và  giảm khi ngồi thẳng); Nghe tim có tiếng cọ màng ngoài tim (thường có ba thành phần, nghe rõ nhất khi cuối người về phía trước). Tiền sử bệnh nhân: Nhiễm trùng hô hấp trên gần đây, hoặc những bệnh khác dẫn đến viêm màng ngoài tim.

- Thuyên tắc phổi: có thể đau sau xương ức hoặc ở thành bên, đau nhói, kiểu màng phổi, có thể đi kèm ho/ho ra máu; Thở nhanh, nghe tim có thể có tiếng cọ màng phổi. Tiền sử bệnh nhân: Phẫu thuật gần đây hoặc nằm cố định một chỗ.

- Tràn khí màng phổi cấp: Đau nhói, đau ngực kiểu màng phổi; Thở nhanh, khó thở và gõ vang ở vùng phổi bị ảnh hưởng. Tiền sử bệnh nhân: Chấn thương ngực gần đây, hoặc tiền căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- Vỡ thực quản: Đau dữ dội dưới xương ức, và thượng vị, kép với nôn ói, nôn ra máu; Tràn khí dưới da, tiếng lép bép kề xương ức. Tiền sử bệnh nhân: Nôn ói tái phát gần đây.

- Viêm màng phổi: Do viêm; khối u và tràn khí màn phổi ít gặp. Thường đau  nông một bên như dao gâm, tăng nặng hơn khi ho và thở.

  • Đau ngực và các nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn:

- Đau sụn sườn: Đau ở trước ngực, thường khu trú, có thể đau chói ít hoặc đau âm ỉ kéo dài. Xuất hiện khi có lực tác động lên các khớp sụn sườn hoặc sụn ức. Trong hội chứng Tietze (viêm sụn sườn), các khớp bị sưng, đỏ và đau.

- Đau thành ngực: Do căng cơ và dây chằng khi tập luyện quá mức hoặc gãy xương sườn khi chấn thương; thường đau khu trú.

- Đau do thực quản: Cảm giác khó chịu sâu trong thành ngực; có thể có khó nuốt và trào ngược.

- Các rối loạn cảm xúc: Đau kéo dài hoặc đau ít trong giây lát; thường gắn với mệt mỏi, khi cảm xúc căng thẳng.

  • CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC

- Bệnh ở đĩa đốt sống cổ; thoái hóa đốt sống cổ hoặc ngực;

- Bệnh lý ở ổ bụng: Loét tiêu hóa, thoát vị qua khe thực quản, viêm tụy, đau do sỏi mật;

- Viêm khí phế quản, viêm phổi;

- Bệnh ở vú (viêm, u);

- Viêm thần kinh gian sườn (herpes zoster).

  • Tóm lại khi tiếp cận một bệnh nhân đau ngực:

- Một bệnh sử chi tiết về biểu hiện của cơn đau, điều gì thúc đẩy và điều gì giúp giảm đau, hỗ trợ trong việc chẩn đoán đau ngực, các dữ kiện để chẩn đoán cơn đau ngực cấp đe dọa tính mạng.

- Điện tâm đồ (ECG) quan trọng trong đánh giá ban đầu để nhanh chóng phân biệt bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (những bệnh nhân cần được điều trị tái tưới máu ngay lập tức).




BS. Đỗ Trúc Thanh – Khoa Khám bệnh

  In bài viết



tin nổi bật


Đơn vị trực thuộc

Tìm kiếm tin tức